Thủ tục nhập khẩu vải không dệt (Non Woven-Fabric)

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT (NON-WOVEN FABRIC)

 

  1. Về mặt chính sách nhập khẩu: Mặt hàng vải không dệt không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, không thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên nghành khi làm thủ tục thông quan, nên không cần giấy phép nhập khẩu.(Nhập khẩu bình thường)

 

  1. Về mặt chính sách thuế: Vải không dệt được quy định thuộc nhóm HS: 5603  chịu thuế suất thuế NK: 12%. Và chịu thuế VAT hàng nhập khẩu với thuế suất: 10%.

 

Hiện nay, do dịch Covid đang diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao, dẫn tới nhu cầu sử dụng vải không dệt để làm khẩu trang tăng cao. Để đảm bảo sản xuất, bộ Tài chính ban hành quyết định Số 155/QĐ-BTC, ngày 07/02/2020 về việc: Miễn thuế nhập khẩu cho mặt hàng vải không dệt (dùng để sản xuất khẩu trang y tế). Nội dung quyết định xem è  TẠI ĐÂY

 

 

        

 

  1. Theo định nghĩa của Viện Dệt may về sợi Filament (xơ dài liên tục) nhân tạo: thì sợi Filament nhân tạo khi bị cắt ngắn sẽ được gọi là xơ staple (xơ sợi ngắn) nhân tạo.

       Căn cứ.biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2018 theo Quyết định 45/2017/QĐ-TTg, thay thế cho Phụ lục tương ứng tại Quyết định 36/2016/QĐ-TTg, thì: Tại chương 5603 bao gồm: Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp.

  • Nếu mặt hàng vải không dệt được xác định hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sợi Filament nhân tạo (trong đó tỷ lệ sợi Filament nhân tạo nhiều hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.lx này - - Từ sợi Filament nhân tạo;
  • Nếu mặt hàng hàng vải không dệt được xác định chủ yếu bằng xơ staple (tỷ lệ sợi Filament nhân tạo ít hơn xơ staple) thì thuộc phân nhóm 5603.9x - Loại khác.

 

 

  1. Hồ sơ bao hải quan gồm:
    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính  hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
  • a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
  • b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
  • c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  1. Thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet. Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì? Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành thì tiến hành lấy hàng về.

 

  1. Lưu ý: Theo quy định mới về giấy tờ hải quan thì bạn chỉ cần truyền tờ khai hải quan xong và đính kèm các chứng từ (đã được ký số điện tử) lên hệ thống V5 của hải quan là được, không cần xuất trình chứng từ giấy tại cơ quan hải quan trừ: C/O bản gốc, và một số giấy đăng ký kiểm tra nhà nước (nếu có). Nếu hàng hóa của bạn có C/O thì nên kiểm tra thật kỹ tính hợp lệ của C/O, để tránh mất tiền oan. Mặt hàng này sẽ phải làm chứng nhận hợp quy khi lưu hàng trên thị trường Việt Nam (Quy trình làm chứng nhận hợp quy sẽ làm sau khi thông quan và mang hàng về kho, ko liên quan tới quá trình làm thủ tục thông quan tại cảng).

 

 

  • Trường hợp có vướng mắc bạn  liên hệ trực tiếp Nam 0907 036 096 (Tel/Zalo/Whatsapp)  để được tư vấn báo giá miễn phí.

 

 

0907036096